Xã hội thông tin cũng có hai mặt, khi mà muốn mua một sản phẩm, bạn phải bơi lội trong một rừng thông tin nhiều luồng, đôi khi gây thêm bối rối và thậm chí là những lựa chọn sai lầm. Dầu dừa chỉ là một trong số đó. Trong khả năng của mình One4One xin được tổng hợp có chọn lọc và cung cấp những kiến thức đầy đủ về dầu dừa, hy vọng đây là một nguồn tham khảo đáng tin cậy, giúp bạn tiết kiệm được thời gian trong quyết định chọn mua
Trước hết, bạn cần hiểu một số tính chất cơ bản của dầu dừa
Dầu dừa là loại dầu ăn được, được chiết xuất từ cơm của quả dừa khô, có mùi đặc trưng, được ứng dụng đa dạng trong nhiều lĩnh vực. Thành phần chính là axit béo bão hòa chuỗi trung bình, nhiệt độ đông ở 230C
Dinh dưỡng:
Acid Lauric: Thành phần dinh dưỡng chính trong dầu dừa là acid Lauric, chiếm khoảng 50% giá trị dinh dưỡng của dầu dừa. Đây là loại acid được tìm thấy trong sữa mẹ, sữa dê, sữa bò với tỉ lệ rất nhỏ. Khi vào cơ thể acid Lauric sẽ được chuyển hóa thành monolaurin, là hợp chất có tính kháng khuẩn cao. Vì thế axit lauric chiết xuất từ dầu dừa nhiều năm qua để làm thực phẩm cho trẻ sơ sinh thiếu tháng, người bệnh có liên quan đến hệ miễn dịch, và trong thức uống tăng lực…
Ngoài ra, với khả năng kháng khuẩn, và hòa tan chất béo, dầu dừa còn được ứng dụng trong điều chế dầu gội, xà phòng…
Acid Myristic: Là thành phần chính thứ 2 của dầu dừa (khoảng 18%), cũng là một chất béo bão hòa, có tác dụng ổn định nhiều protein chức năng trong hệ miễn dịch, Trong cơ thể, các acid béo thiết yếu này sẽ được sử dụng chủ yếu để sản xuất các chất nội tiết tố và điều chỉnh một loạt các chức năng như: điều chỉnh áp lực máu, máu đông, hàm lượng mỡ trong máu, các phản ứng miễn dịch, và các phản ứng viêm nhiễm trùng vết thương. Acid Myristic được ứng dụng phổ biến trong công nghệ làm đẹp đặc biệt là cho da bởi khả năng được hấp phụ qua da cao và nuôi dưỡng làn da.
Acid Caprylic: Được sử dụng để điều chế este trong công nghiệp nước hoa và thuốc nhuộm. Tuy nhiên, acid caprylic được ứng dụng cao bởi khả năng diệt khuẩn, được ứng dụng cao trong nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm, y tế, vườn ươm …để diệt nấm và vi khuẩn, điều trị các bệnh về nhiễm khuẩn.
Acid LinOleic: Linoleic acid (LA) là mộtomega-6không bão hòa. Nó là một chất lỏng không màu.
A xít Linoleic là một trong hai axit béo cần thiết mà người và các động vật cần thiết phải ăn để tốt cho sức khỏe vì cơ thể đòi hỏi A xít Linoleic cho quá trình trao đổi chất của cơ thể. Tuy nhiên không thể tổng hợp được nó từ các thành phần của thực phẩm khác nhau. Trong đó dầu dừa chiếm một tỉ trọng rất lớn a xít Linoleic
Linoleic acid là một acid béo cần thiết phải được tiêu thụ một cách thích hợp cho sức khỏe. Một khi thiếu a xít Linoleic và a xít omega-6 béo khác trong chế độ ăn uống sẽ sinh ra những nguyên nhân như tóc khô, rụng tóc và làm lâu khỏi các vết thương
Ngoài ra, dầu dừa nguyên chất còn chứa nhiều thành phần axit béo khác, bạn có thể tham khảo trong bảng này
Name of fatty acid | Percentage | Remarks | Type of fat |
Lauric acid | 45% to 52% | Medium chain fatty acid | Saturated fat |
Myristic acid | 16% to 21% | Medium chain fatty acid | Saturated fat |
Caprylic acid | 5% to 10% | Medium chain fatty acid | Saturated fat |
Capric acid | 4% to 8% | Medium chain fatty acid | Saturated fat |
Caproic acid | 0.5% to 1% | Medium chain fatty acid | Saturated fat |
Palmitic acid | 7% to 10% | Saturated fat | |
Oleic acid | 5% to 8% | Unsaturated fat | |
Palmitoleic acid | In traces | Saturated fat | |
Linoleic acid | 1% to 3% | Unsaturated fat | |
Linolenic acid | Up to 0.2% | Unsaturated fat | |
Stearic acid | 2% to 4% | Saturated fat |
One4One tổng hợp và biên tập