';

Công Đoạn Sản Xuất Dầu Tinh Luyện

Công Đoạn Sản Xuất Dầu Tinh Luyện

[CÁC LOẠI DẦU ĂN LƯU THÔNG TRÊN THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY ĐA SỐ LÀ DẦU TINH LUYỆN]

Dầu thô (được sản xuất chủ yếu từ copra/phế liệu – Do lẫn rất nhiều tạp chất nên dầu thô thường có màu sậm hoặc đen và mùi khó chịu) sau khi được thu mua sẽ tiếp tục qua các công đoạn xử lý sau để cho ra dầu tinh luyện thành phẩm:

  1. Công đoạn khử gum dầu đặc biệt (UF – Degumming):

Mục đích của công đoạn khử gum là loại các chất gum, sáp, photphatit và một phần nhỏ các vết kim loại… có trong một số loại dầu thô ban đầu bằng nước hoặc acid Citric, acid Photphoric ở nhiệt độ thích hợp.

  1. Công đoạn trung hòa dầu (Neutralisation):

Mục đích của công đoạn này là loại các Acid béo tự do có trong dầu mà nếu hàm lượng acid béo tự do cao sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình bảo quản và có hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Để loại acid béo tự do người ta dựa vào phản ứng trung hòa giữa acid béo và sud ở nồng độ và nhiệt độ thích hợp tạo thành xà phòng và xà phòng cùng với gum loại ra ở công đoạn khử gum được máy ly tâm tách loại ra ngoài. Dầu sau tách cặn xà phòng sẽ được rửa nước để loại tối đa hàm lượng xà phòng còn lại trong dầu. Ngoài acid béo tự do được tách loại, quá trình này còn loại trừ được tạp chất cơ học lẫn trong dầu thô và góp phần tẩy được một phần các chất gây màu có trong dầu thô ban đầu.

  1. Công đoạn tẩy màu dầu tuần hòan liên tục (LOOP – Bleaching):

Mục đích của công đoạn này là sử dụng than hoạt tính và đất hoạt tính để hấp phụ màu dầu và hấp phụ thêm vết xà phòng còn lại trong dầu và các ion kim loại trong điều kiện nhiệt độ và chân không thích hợp làm cho màu dầu trở nên trong sáng.

Nguồn: Internet
  1. Công đoạn khử mùi – khử axít béo (Deodorization):

Mục đích của công đoạn này là dùng hơi nước quá nhiệt sục vào dầu ở điều kiện nhiệt độ và chân không thích hợp để lôi cuốn các chất mùi, acid béo tự do còn lẫn trong dầu để loại thải chúng ra ngoài. Ở đây, yếu tố thiết bị và chế độ công nghệ là rất quan trọng do nó liên quan đến chất lượng dầu thành phẩm sau này khi lưu thông trên thị trường.

  1. Hệ thống đóng gói dầu thành phẩm các loại:

Dầu lỏng tinh luyện được chiết rót vào các lọai bao bì bằng chai nhựa PET

[ST]

Bài viết này One4One sưu tầm, để chuẩn bị cho bài viết tiếp theo về tác hại của dầu tinh luyện. Cả nhà đón xem sau nhé!

 

one4one