Nhân dịp chia sẻ với các bạn sinh viên về khái niệm và bản chất của doanh nghiệp xã hội, thấy hay hay nên mần một bài viết để chia sẻ với các One4One likers luôn hihi, hy vọng rằng, mối quan hệ facebook của chúng ta sẽ không chỉ dừng lại ở góc độ người mua kẻ bán, mà còn gắn bó hơn chút trong công cuộc “transform” thành người sản xuất và tiêu dùng có ý thức trách nhiệm và bền vững.
Nhiều bạn nhầm lẫn One4One là một tổ chức từ thiện tại vì hay post đủ thứ status liên quan đến các hoạt động sinh kế bền vững, học bổng, môi trường,…Nay xin được giải thích rõ hơn chút, để các bạn yêu One4One hơn 😀
Từ thiện là khi bạn chia sẻ một phần khả năng để hỗ trợ một người/vật yếu thế trong hoàn cảnh nguy kịch để giúp họ qua điểm ngặt nghèo. Từ thiện có ý nghĩa ở việc giải quyết tính cấp bách và kịp thời để hạn chế hậu quả xấu nhất. Tuy nhiên nếu áp dụng từ thiện tràn lan như một cách thức giải quyết cho những vấn đề có tính căn nguyên bền vững như đói nghèo, giáo dục, sức khỏe y tế, môi trường… thì thực tế nó đã chứng minh không những không hiệu quả mà còn có tác dụng phụ ngược lại, sinh ra lợi dụng, ỷ lại, mất lòng tin và mệt mỏi, hao tổn sức lực tài lực.
Như cái hình bên mà One4One hì hục ngồi vẽ cả buổi sáng (làm không bán được chai dầu dừa nào), bạn hiểu việc làm từ thiện giải quyết cái ngọn của vấn đề. Rồi nếu có ai đó nói rằng “tui muốn giải quyết tận gốc của vấn đề xã hội”, thì họ có thể là một tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận hoặc họ có thể là One4One – một doanh nghiệp xã hội (ghê không?)
Doanh nghiệp xã hội hình như có một con mắt lạc quan, nên thay vì nhìn nhận những người yếu thế cần giúp đỡ, thì họ nhìn thấy những giá trị của những người này, xây dựng, đào tạo, tạo cơ hội, … để nhóm người cần được giúp đỡ tự khẳng định giá trị và vượt qua hoàn cảnh của mình. Vì thế doanh nghiệp xã hội vẫn có những sản phẩm và dịch vụ, đươc xây dựng bởi những nhóm người yếu thế (khuyết tật, đói nghèo, đơn thân….). DNXH về môi trường thì họ sáng tạo kinh doanh sản phẩm thân thiện môi trường: túi nilon bằng bột sắn dây chẳng hạn :D, DNXH giáo dục họ tạo các trường dạy nghề, dạy tiếng Anh và trở thành nơi cung cấp nhân sự… Còn hàng trăm câu chuyện thú vị khác nữa. Túm váy lại, là những người này họ có một niềm tin và họ lạc quan để biến yếu điểm thành ưu điểm và cung cấp cho xã hội những sản phẩm vô cùng chất lượng và nhân văn. Dầu dừa One4One, xà bông dừa One4One, son dưỡng dừa, cao gồi đầu đồ là ví dụ điển hình ở One4One ???
DNXH khác với các tổ chức phi chính phủ hay phi lợi nhuận, ở chỗ là không có phụ thuộc hoàn toàn vào tài trợ hay chỉ hoạt động trong một khuôn khổ chương trình chính sách nhất định nào đó. Họ tự phát triển và cũng có thất bại, dựa trên nội lực bản thân, cạnh tranh một cách công bằng trên thị trường (thực ra cũng apply quỹ nhiều lắm mà rớt hoài 🙁 ). Họ vẫn là doanh nghiệp, vận hành và phát triển nhờ giá trị gia tăng làm ra, nhưng bên cạnh đó, họ khao khát với một giá trị xã hội mà họ tự cam kết.
Có nhiều lý do để khởi động một DNXH, lý do ở One4One rất ích kỉ, những người đó muốn một cuộc sống vừa sung túc vật chất mà cũng vừa đủ đầy ý nghĩa (dù hiện tại vô cùng vật vã) ???